Dự báo về bệnh tiểu đường
Theo dự báo mới nhất từ chuyên san The Lancet và The Lancet Diabetes & Endocrinology, số người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) trên toàn thế giới dự kiến sẽ vượt quá 1,3 tỷ người vào năm 2050. Đây là mức tăng trưởng đáng lo ngại so với 529 triệu người mắc bệnh vào năm 2021. Sự gia tăng đột biến này cho thấy bệnh tiểu đường đang trở thành một "đại dịch thầm lặng" với tốc độ bùng phát đáng sợ, gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và hệ thống y tế trên toàn cầu.
Đáng sợ hơn, dự báo cho thấy không có quốc gia nào có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong 30 năm tới.
Tiểu đường là nguyên nhân gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, các bệnh lý tim mạch và thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh tiểu đường không chỉ phải đối diện với các thử thách về sức khỏe, mà còn phải gánh chịu những áp lực về tinh thần và tài chính. Cuộc sống của họ bị ảnh hưởng đáng kể, từ những hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày cho đến việc phải tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị nghiêm ngặt.
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Dưới đây là những nhóm người dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2:
- Người thường xuyên ăn thức ăn nhiều calo: Các loại thức ăn nhanh, đồ ngọt và nước uống có ga chứa lượng calo rất cao. Việc tiêu thụ quá nhiều calo, đặc biệt là calo từ đường và chất béo, khiến cơ thể dễ tích tụ mỡ thừa và tăng mức đường huyết, tạo điều kiện cho bệnh tiểu đường phát triển.
- Người ít vận động: Việc này làm giảm khả năng chuyển hóa đường và chất béo của cơ thể, khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái kháng insulin. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để điều tiết lượng đường trong máu.
- Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường: Yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình có người thân bị tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
- Người thừa cân, béo phì: Đặc biệt là tình trạng mỡ thừa vùng bụng, làm giảm khả năng hoạt động của insulin. Khi cơ thể không thể chuyển hóa lượng đường trong máu hiệu quả, tuyến tụy phải sản sinh nhiều insulin hơn, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Người bị tăng huyết áp và tăng lipid máu: Tăng huyết áp và cholesterol cao là các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa, dễ dẫn đến tiểu đường. Khi cơ thể có xu hướng mất cân bằng chuyển hóa, đường huyết dễ dàng tăng cao và khó kiểm soát.
- Người trung niên và người cao tuổi: Khi tuổi tác tăng, cơ thể mất dần khả năng sản sinh insulin hiệu quả. Đồng thời, người lớn tuổi có xu hướng giảm hoạt động thể chất, dễ dẫn đến tích tụ mỡ thừa và rối loạn đường huyết.
- Người hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại làm tổn thương tế bào và tăng khả năng kháng insulin. Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch.
Phòng ngừa tiểu đường - Hành động từ hôm nay
Với những con số dự báo đáng sợ về căn bệnh này, chúng ta cần chủ động bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay. Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất và hạn chế các thói quen có hại là các biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để phòng ngừa tiểu đường.
Tuy nhiên, bao nhiêu đó vẫn là chưa đủ. Hãy xem phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả, an toàn TẠI ĐÂY.